Meta Description là gì? Cách tối ưu thẻ Description trong SEO

Cách tối ưu thể Meta Description trong SEO.

Tối ưu thẻ Description được xem là một trong những yếu tố mà người học hoặc làm SEO thường đề cao và bàn luận đến nhiều nhất. Mặc dù sau nhiều lần thay đổi thuật toán từ Google, Meta Description cũng không còn quá quan trọng đối với thứ hạng SEO như trước đây. Tuy nhiên, nó vẫn đóng một vai trò nhất định trong quy trình SEO trên trang.

Một Meta Description là gì? Làm thế nào để tối ưu hóa thẻ Description trong SEO? Nếu đây là vấn đề mà bạn đang quan tâm, hãy cùng chúng tôi tìm lời giải đáp qua những chia sẻ sau.

1.Meta Description là gì?

  • Khái niệm Meta Description:

Description: là một từ tiếng Anh có ý nghĩa là mô tả. Vậy Thẻ Meta Description có thể được gọi là thẻ mô tả.

Giải thích một cách nôm na, thuật ngữ này được sử dụng để ám chỉ một đoạn văn bản có chức năng tóm tắt về nội dung trong một trang web. Từ đó, nó giúp người dùng internet cũng như Google có thể hiểu được điều mà bạn muốn truyền tải bên trong trang đó. Khi phần miêu tả này xuất hiện trên Google, nó kích thích người dùng click vào trang web của bạn thay vì những trang website khác.

Nếu đào sâu hơn về khái niệm, thì Meta Description lại là thuật ngữ SEO căn bản mà mọi SEOer đều phải biết. Nó là một đoạn văn bản ngắn đặt trong HTML. Trên trang kết quả tìm kiếm, thẻ Meta Description gọi là 1 snippet, hiển thị dưới Title SEO và URL của trang đó. Meta Description có thể được tạo cho hầu hết các dạng nội dung bao gồm: trang bán hàng, landing page, blog, trang tin tức,…

  • Một Meta Description nên dài bao nhiêu?

Vào tháng 12/2017, Khi Google tăng độ dài phần Meta Description lên 320 ký tự. Những SEOers đã bắt đầu tái cấu trúc lại thẻ mô tả cho website của họ.

Đến tháng 5/2018, Google lại bất ngờ thay đổi độ dài Meta Description xuống còn 160 ký tự, khiến cả thế giới SEO “điêu đứng”. Nhưng cho đến năm 2020, MonaSEO công ty chuyên cung cấp dịch vụ SEO tối ưu từ khóa, dịch vụ SEO tổng thể,… cho biết, trên thực tế google hiển thị trên desktop chỉ có tối đa 150 ký tự, và thẻ title cũng chỉ còn chính xác là khoảng 60 ký tự, phần còn lại sẽ biến thành dấu 3 chấm.

Cơ mà trên thực tế, Google chưa bao giờ đưa ra thông báo về độ dài chính xác của thẻ Description, kể cả khi họ liên tục thực hiện các thuật toán thay đổi độ dài của các trang tìm kiếm. Nhưng thông qua đó, chúng ta có thể thấy, Google mong muốn những nội dung thể hiện trong bộ máy tìm kiếm phải súc tích. Bởi lẽ trong thao tác sàng lọc thông tin, chẳng ai muốn phải vận dụng kỹ năng đọc quá nhiều.

Độ dài của description bao nhiêu là tốt nhất cho SEO.

2.Tầm quan trọng của Meta Description:

Chúng ta liên tục nói về tầm quan trọng của Meta Description trong SEO, rằng một thẻ mô tả có thể ảnh hưởng đến quyết định của người tìm kiếm rằng liệu họ có muốn nhấp vào nội dung trang web của bạn từ kết quả tìm kiếm hay không. Vậy, vai trò của Meta Description mà chúng ta nói tới là gì?

  • Vì sao nói Meta Description giữ vai trò quan trọng?

Thứ 1: Một thẻ Meta Description có khả năng mô tả một cách chính xác, ngắn gọn, tổng quan và súc tích về nội dung mà trang của bạn đang đề cập đến. Vậy nên, nó đóng vai trò như một bài quảng cáo ngắn về bài viết hoặc trang của bạn, câu dẫn, thu hút người dùng nhấp vào trang của bạn thông qua kết quả tìm kiếm của Google.

Thứ 2: Khi làm SEO, thẻ mô tả chính là nơi mà bạn đặt từ khoá hướng tới. Không chỉ nhằm mục đích tác động lên kết quả tìm kiếm của Google, mà còn để hiển thị nội dung cho người tìm kiếm. Song song đó, Meta Description cũng giữ vai trò cực quan trọng đối với những từ khoá làm SEO khó, có tính cạnh tranh.

Thứ 3: Thẻ Meta là cầu nối giữa bạn và khách hàng, trong khi đó Google lại tập trung đánh giá chất lượng nội dung bên trong trang web của bạn. Hãy lợi dụng “mối quan hệ nhập nhằng” này để tăng lưu lượng truy cập vào website của bạn bằng cách tối ưu thẻ Description. Nếu Description tốt, tỷ lệ click vào website tăng, thứ hạng website cũng sẽ tăng.

  • Meta Description có phải yếu tố xếp hạng?

Các công cụ tìm kiếm phổ biến, mà cụ thể là chúng ta đang ám chỉ Google, đã tuyên bố rằng Meta Description thực tế không phải là một tín hiệu xếp hạng, không liên quan tới xếp hạng trên SERP và cũng không được sử dụng trong các thuật toán xếp hạng.

Nhưng mặc cho những phủ nhận trên, chúng ta tìm thấy một vấn đề liên quan, đó là Google sử dụng CTR – tỷ lệ nhấp chuột để đánh giá. Nghĩa là nếu như càng có nhiều người tìm kiếm nhấp vào kết quả của bạn, Google sẽ có cơ sở đánh giá đây là website tốt, từ đó xếp hạng nó ở vị trí cao hơn.

Description ảnh hưởng đến SEO
Tối ưu thẻ Description lại vô cùng quan trọng trong SEO.

3.Cách tối ưu thẻ Description trong SEO:

Nếu bạn chưa biết thì thẻ Meta Description là một trong những phần quan trọng và cần tối ưu nhất trong SEO, một số công ty khẳng định tầm quan trọng của nó qua nhiều dự án thực tế. Webmastershaven là một trong những công ty tiên phong trong việc tối ưu SEO onpage và cũng nêu rõ vai trò quan trọng của description, bên cạnh đó thì họ cũng chia sẻ một số mẹo để bạn có thể tối ưu tốt hơn, cùng theo dõi những lưu ý đó là gì ngay dưới đây.

  • Tối ưu từ khóa:

Nếu từ khoá tìm kiếm có mặt trong Meta Description, Google sẽ có xu hướng sử dụng thẻ Description đó và làm nó nổi bật trong trang kết quả tìm kiếm.

Bạn nên đặt cụm từ khoá bên trong thẻ mô tả. Nếu kết quả khớp với truy vấn của người dùng, nó sẽ được công cụ tìm kiếm bôi đậm. Mặt khác, hãy triển khai từ khoá tự nhiên, có nội dung và hướng đến khách hàng. Đừng khiến từ khoá trông như bị nhồi nhét một cách miễn cưỡng. Và như thế, Google sẽ dễ dàng tìm thấy bạn, hiểu được bạn đang nói về điều gì và khiến website có nhiều lượt truy cập hơn.

  • Viết sao cho dễ đọc, dễ hiểu:

Bởi vì thẻ Description không hiển thị trực tiếp cho người xem trang, vậy nên, nó rất dễ bị bỏ qua khâu chất lượng.

Nên nhớ rằng yếu tố trải nghiệm người dùng luôn quan trọng và cần đặt lên hàng đầu. Vậy nên, hãy đặt mình vào vị trí của người tìm kiếm và viết một thẻ Meta Description “có tâm”, chính xác, đầy đủ thông tin, cuốn hút và “giật gân” nhất. Một mô tả chất lượng rất hữu ích với người dùng, song song với việc đảm bảo khả năng dễ đọc cho Google.

  • Xem Meta Description như quảng cáo cho website của bạn:

Do thẻ Meta Description không nhất thiết phải đi theo một cấu trúc câu cụ thể nào, vậy nên, hãy cố gắng tối ưu thẻ Description bằng các dữ liệu có liên quan tới trang.

Chẳng hạn: Một mẩu tin, hay bài viết trên blog cá nhân có thể liệt kê tên tác giả, thông tin tổng quan về nội dung; Một trang bán sản phẩm có thể chứa vài keywords quan trọng về nhà sản xuất, giá cả, SKU,…

Nếu khách truy cập đang đặc biệt có nhu cầu đối với mẩu tin hoặc sản phẩm đó, thì chính sự hiện diện của những thông tin như giá cả, thông số kỹ thuật,… mới chính là điều kích thích cú nhấp chuột của họ.

  • Lưu ý độ dài:

Như đã nói đến ở trên, không có chuẩn mực cho độ dài phù hợp thật sự. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào thông điệp mà bạn muốn truyền tải, tuy nhiên, cần thể hiện nó một cách ngắn gọn và linh hoạt.

Bạn cũng không cần phải “cay cú” khi thỉnh thoảng Google thay đổi độ dài của Meta Description, bởi chuyện đó xảy ra thường như ăn cơm bữa! Hầu hết các Meta Description hiện nay lên đến 155 ký tự, một số ngoại lệ khác là 300 ký tự.

Vậy nên, hãy cố gắng sắp xếp những thông tin quan trọng trong 155 ký tự đầu tiên của Meta Description.

  • Đảm bảo không trùng lặp Meta Description:

Bạn quá lười “sáng tạo” Meta Description khác nhau cho các bài viết nên quyết định sử dụng lại các mô tả mang tính tương tự, thậm chí là trùng lặp với nhau trên tất cả các trang? Đáng buồn là điều đó hoàn toàn không có ích khi từng trang xuất hiện trong kết quả tìm kiếm, vì Google sẽ không ưu tiên hiển thị thẻ Meta Description. Hãy tối ưu hoá thẻ Description một cách đáng tin cậy, phản ánh đúng nội dung của từng trang.

Viết description chất lượng.
Làm thế nào để có một thẻ Meta Description chất lượng?

4.Một số ví dụ về Meta Description:

  • Một số ví dụ hay về tối ưu thẻ Description:

Burger ngon nhất ở Luân Đôn của website esquire.co.uk.
Burger ngon nhất ở Luân Đôn của website esquire.co.uk.

Mặc dù các từ khoá có vẻ nằm ở vị trí “sâu” hơn so với tiêu chí tối ưu hoá từ khoá ở phần đầu đoạn Meta Description như nhiều SEOers vẫn “mách nước” nhau, tuy nhiên, thẻ Description này lại hấp dẫn thông qua việc thu hút người đọc bằng một lời mời chào đơn giản nhưng khơi gợi cảm giác ngon miệng. Từ đó, khả năng lớn là khách hàng sẽ truy cập để tìm kiếm dịch vụ, thậm chí là đặt phần ăn.

Review phim Captain America: Civil War của website empireonline.com
Review phim Captain America: Civil War của website empireonline.com

Đây là một đánh giá phim, và nó đáp ứng được “quy luật” của các tín đồ phim ảnh là không Spoiled nội dung, kể cả khi Meta Description yêu cầu trình bày tóm tắt các ý chính của bài viết. Bù lại, thẻ Description này được tối ưu đánh dấu hiển thị xếp hạng sao, kèm theo mô tả ngắn gọn, chứa lời kêu gọi hành động. Vậy nên, đây đích thị là ví dụ về thẻ mô tả hoàn hảo.

  • Một số ví dụ cho Meta Description “dở”:

Burger ngon nhất ở Luân Đôn của website huffingtonpost.co.uk
Burger ngon nhất ở Luân Đôn của website huffingtonpost.co.uk

Trên thực tế, chẳng có thực khách đang có nhu cầu đặt thức ăn nào quan tâm đến lịch sử của Burger ở Luân Đôn. Điều họ cần là một trọng tâm – cụ thể trong trường hợp này là địa điểm để tìm thấy một chiếc bánh Burger ngon. Ngoài việc không thể tối ưu hoá thẻ Description bởi đoạn mô tả quá dài, thì từ khoá chính cũng không được “o bế” trong thẻ tiêu đề của ví dụ trên.

Review phim Captain America: Civil War của website theguardian.com
Review phim Captain America: Civil War của website theguardian.com

Mặc dù trong đoạn Meta Description này có “dẫn chứng” một mô tả trích đoạn chính trong phim, tuy nhiên điều đó thật sự không cần thiết và không gây được sự hấp dẫn cho người tìm kiếm. Ngoài ra, bạn sẽ thấy được văn bản này thực chất chỉ là đoạn sao chép trực tiếp từ thẻ tiêu đề, không hề có sự đầu tư về chất lượng. Đó là chưa kể đến việc độ dài không phù hợp của nó cũng khiến người khác “ngán ngẩm”.

5.Kết luận:

Tối ưu hoá thẻ Description là một thao tác cần thiết, và rõ ràng là thẻ mô tả luôn luôn quan trọng trên mỗi trang. Kể cả khi nó không giữ quá nhiều vai trò trong quá trình Google xếp hạng từ khoá, nhưng một mô tả Meta hấp dẫn hoàn toàn có khả năng tăng tỷ lệ nhấp chuột của người dùng qua kết quả tìm kiếm không trả phí của bạn. Điều đó sẽ giúp bạn thu về lưu lượng truy cập nhiều hơn, ngay cả khi thứ hạng của website vẫn giữ nguyên.

Thông qua những gì mà chúng ta vừa chia sẻ, chúng tôi mong rằng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn nhiều kiến thức bổ ích để có thể ứng dụng hiệu quả trong quá trình làm SEO.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *